Từ một ngôi nhà phố cho đến một siêu cao ốc vài chục tầng lầu, bất cứ công trình xây dựng nào cũng cần được chuẩn bị nền móng vững chắc về thiết kế kiến trúc nhằm tạo nên sự thống nhất về thẩm mỹ, công năng, an toàn và nét độc đáo cho công trình. Hiểu được tầm quan trọng đó, kiến trúc sư và chủ đầu tư sẽ có nhiều ý tưởng hơn nhằm lên phương án thi công cho dự án.
Để nhận được báo giá chi tiết và chính xác nhất cho gói cao cấp, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua:
Facebook fanpage TD architects hoặc
HOTLINE 0985 530 554
Từ một ngôi nhà phố cho đến một siêu cao ốc vài chục tầng lầu, bất cứ công trình xây dựng nào cũng cần được chuẩn bị nền móng vững chắc về thiết kế kiến trúc nhằm tạo nên sự thống nhất về thẩm mỹ, công năng, an toàn và nét độc đáo cho công trình. Hiểu được tầm quan trọng đó, kiến trúc sư và chủ đầu tư sẽ có nhiều ý tưởng hơn nhằm lên phương án thi công cho dự án.
Bài viết dưới đây TD architects sẽ giới thiệu về tổng quan thiết kế kiến trúc, các yêu cầu và ứng dụng trong thực tế công trình.
Thiết kế kiến trúc là việc chọn lọc, sắp đặt, bố trí không gian trong công trình, bao gồm, nhưng không giới hạn trong các hạng mục: cấp điện, cấp thoát nước, ánh sáng, thông gió, an toàn phòng cháy chữa cháy, vệ sinh, v.v nhằm mang đến sự thống nhất, hài hòa của một không gian sống đẹp, tiện nghi và đầy đủ công năng, trong khi vẫn tôn lên cá tính, phong cách và chất riêng của mỗi vị chủ nhân.
Công việc thiết kế kiến trúc được thực hiện gắn liền cùng nhu cầu và sở thích của chủ công trình, với sự hỗ trợ tư vấn của kiến trúc sư. Vì vậy, người làm thiết kế kiến trúc không chỉ cần có óc sáng tạo, gu thẩm mỹ hay hiểu biết về những phong cách thiết kế mới. Họ còn cần phải am hiểu sâu sắc về khoa học công trình, xây dựng. Thế mới nói, thiết kế kiến trúc là nghệ thuật và khoa học cộng hưởng lại trong một công trình.
Dù thiết kế kiến trúc cho nhà ở, hay bạn đang lên bản kế hoạch thiết kế kiến trúc biệt thự hoặc dự án quy mô lớn hơn nữa, có những nhánh nhỏ chia ra trong ngành mà chủ đầu tư có thể cần biết như sau:
Thiết kế kiến trúc: mảng này tập trung vào vào phần sáng tạo ý tưởng, diện mạo của tòa nhà, là nơi các kiến trúc sư thoải mái ra sức hoạch định ý tưởng, tầm nhìn với dự án. Và dù sáng tạo nhưng các thiết kế kiến trúc cũng vẫn cần đảm bảo không gian an toàn cho con người sinh sống và làm việc.
Thiết kế cảnh quan: đây là sân chơi cho những ai đam mê thiên nhiên, cây cỏ và các mảng xanh ngoài trời. Thiết kế cảnh quan có mối liên quan chặt chẽ với mảng nông lâm để cung cấp các giải pháp cho cây trồng, cũng như hệ thống xử lý các vấn đề về nước và thoát nước, thậm chí là cả điêu khắc để trang trí cảnh quan sống động, nghệ thuật hơn.
Thiết kế nội thất: linh hồn và sức sống của một căn hộ, hay một tòa nhà nằm ở nội thất của nó. Bằng cách sử dụng thuần thục ánh sáng, vật liệu, màu sắc, người thiết kế nội thất tài hoa kết hợp phong cách cá nhân và nhiều yếu tố khác để tạo ra một không gian nổi bật và thoải mái bên trong dự án. Mỗi ngôi nhà sẽ có các yêu cầu trang trí khác nhau, vì vậy gia chủ và kiến trúc sư cần tìm hiểu đa dạng các cách sắp đặt đồ nội thất nhằm tạo ra bầu không khí phù hợp cho từng nơi. Thậm chí, yếu tố phong thủy cũng là một điều cần chú ý, bởi sự sắp xếp nội thất chú trọng phong thủy luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với một số nhóm khách hàng.
Kỹ sư công trình: là lĩnh vực thực chiến, liên quan trực tiếp tới xây dựng, kết cấu, thi công công trình. Các kỹ sư quan tâm nhiều hơn đến ứng dụng, vì vậy họ thường chịu trách nhiệm đảm bảo các dự án bền vững theo thời gian và các hệ thống quan trọng như điện, nước, thông gió, phòng cháy chữa cháy hoạt động trơn tru và bền bỉ.
Công năng sử dụng: đây là yêu cầu tiên quyết khi duyệt qua bất kì bản đề xuất thiết kế kiến trúc nào. Dù công trình nào thì đều là để con người ở, hoặc sử dụng phục vụ những người khác, do đó thiết kế cần đảm bảo tính thoải mái, tiện nghi và sự gọn gàng, thoáng đãng, sạch sẽ, không lãng phí diện tích.
Mọi không gian trong công trình cần có đủ ánh sáng tự nhiên, đối lưu không khí tốt. Không gì tuyệt vời hơn khi sống trong căn nhà đón ánh sáng ban mai, đón gió mát buổi sáng và tránh được ánh nắng chiều vốn khó chịu. Mảng xanh bao nhiêu là đủ, hệ thống nước trong công trình sắp xếp thế nào, mật độ ra sao. Bên cạnh đó, còn cần đảm bảo ánh sáng đèn, chống nóng, chống thấm, chống ồn chuẩn chỉnh.
An toàn, bền vững về mặt kỹ thuật: công năng sử dụng chỉ được tối ưu hóa khi tính an toàn bền vững của công trình được đảm bảo, nếu không có sự an toàn thì cũng chẳng khác nào xây lâu đài trên cát cả. Để làm được điều đó, các kiến trúc sư cần nghiêm chỉnh tuân thủ các nguyên tắc kiến trúc và thiết kế theo tỉ lệ chuẩn xác nhất.
Những số liệu thể hiện trên các bản vẽ cần thể hiện rõ ràng và gắn liền với thực tế mong muốn, tài chính của gia chủ. Ví dụ như kết cấu chịu được tải trọng bao nhiêu, hệ thống điện, nước cần bố trí thế nào để phù hợp với nhu cầu sử dụng nhưng vẫn đảm bảo sự thuận tiện khắc phục khi có sự cố xảy ra. Thêm một yếu tố tối quan trọng nữa là an toàn phòng cháy chữa cháy. Đã có rất nhiều trường hợp mà chủ đầu tư và kiến trúc sư thiết kế xem nhẹ tầm quan trọng của việc chọn vật liệu, lắp đặt hệ thống phòng chống cháy nổ, dẫn đến những sự việc đáng tiếc xảy ra.
Do đó, an toàn về kỹ thuật trong thiết kế kiến trúc phải là sự tổng hòa của tính toán khoa học lẫn sự kĩ lưỡng, chỉn chu của mọi bên tham gia vào dự án, để cho ra đời một công trình chất lượng và bền vững.
Giá trị về thẩm mỹ: nguyên lý thiết kế kiến trúc không thể bỏ qua yếu tố thẩm mỹ. Căn nhà là một tài sản cả đời người, chẳng ai muốn nó trông kém đẹp, kém sang hay tệ hơn nữa là trông quái dị cả. Một công trình đạt chuẩn là khi nó đảm bảo được độ vững chãi, chất lượng hoàn thiện cao và hình thức có tính thẩm mỹ tốt, màu sắc được phối hài hòa, cân đối, họa tiết trang trí phù hợp.
Cao hơn một bậc nữa, giá trị thẩm mỹ của công trình nếu phản ánh được “gu" thẩm mỹ hay phong cách cá nhân của gia chủ thì lại càng là điểm cộng lớn vào profile của kiến trúc sư hay đơn vị thi công.
Tính kinh tế và tiết kiệm chi phí: “đội vốn” có thể là từ mà chủ nhân công trình ngán nhất khi phải duyệt và nghiệm thu thiết kế kiến trúc dự án. Có nhiều lí do dẫn đến chi phí đội lên so với tính toán ban đầu, một trong số đó có lẽ là việc bỏ qua khâu lên bản vẽ chi tiết, hoặc thiếu khả năng phân tích, đánh giá chi phí khi đọc bản báo giá thiết kế kiến trúc. Do đó, để tránh thâm hụt ngân sách, gia chủ cần trao đổi, làm việc sâu sát với kiến trúc sư để lên phương án ngân sách phù hợp, loại bỏ những chi tiết không cần thiết trên bản vẽ kiến trúc nhằm tiết kiệm tối đa chi phí khi xây dựng công trình.
Mang lại giá trị xã hội: không thể phủ nhận rằng một thiết kế kiến trúc mang tính cách mạng, có nét hiện đại hay hướng tới một phong cách nào đó vượt khỏi thời đại sẽ là tài sản vô cùng giá trị cho thành phố, đất nước mà công trình đó hiện hữu. Nó cũng góp phần đưa giá trị xã hội lên tầm cao mới một khi trở thành hình mẫu cho những trường phái kiến trúc khác học hỏi, tìm hiểu.
Sự hài hòa: quy luật này tạo nên sự gắn kết giữa nhiều yếu tố khác nhau. Nó là sự cân bằng của tất cả những yếu tố để tạo nên một tổng thể dễ chịu, như hình dáng, màu sắc, tổ chức, vật liệu, kiểu dáng,… Thiết kế kiến trúc hài hòa khi tất cả những thành phần của công trình mang lại sức hút. Cùng với tạo ra cảm nhận tốt cho những ai tiếp xúc với công trình.
Sự cân bằng: hay còn được hiểu là quy luật đối xứng. Quy luật này mang đến những bố cục sắp xếp trong một ngôi nhà. Không có một quy chuẩn cố định nào cho sự cân bằng trong thiết kế kiến trúc nhà ở so với thiết kế kiến trúc công trình công cộng, v.v.. Tất cả đều linh hoạt dựa vào sức sáng tạo của kiến trúc sư, yêu cầu của chủ nhân mà mỗi công trình lại có cách triển khai phù hợp. Có 2 loại cân bằng đó là: cân bằng đối xứng và cân bằng bất đối xứng. Tất cả hướng đến sự đảm bảo hoạt động và chất lượng cuộc sống cho con người.
Sự đồng nhất về nhịp điệu: một công trình được xây dựng với nhịp điệu tốt sẽ mang lại cảm giác hài hòa, phô diễn sự tinh tế và khiến người ở cảm thấy thật sự tận hưởng không gian sống của mình. Quy luật nhịp điệu thường tạo ra một “dòng chảy” liền mạch, nơi yếu tố này liên hệ, tương thích với yếu tố kia hoặc đôi khi là tương phản, nhưng không tạo ra sự xung đột mà có tác dụng tôn lên ý tưởng độc đáo của thiết kế. Tựu chung lại, chúng tạo nên một đường dẫn của trải nghiệm ở từng không gian khác nhau.
Hình dung của chủ nhân về căn nhà mơ ước cần được hiện thực hóa qua trái tim, khối óc và đôi bàn tay tài ba của những kiến trúc sư giỏi. Chính vì thế, việc tìm và lựa chọn một đơn vị thiết kế kiến trúc chuyên nghiệp là điều tối quan trọng. Với kinh nghiệm và kĩ năng tư vấn, quản lý dự án, xử lí rủi ro của người làm kinh doanh, cộng thêm tố chất sáng tạo, tư duy thẩm mỹ và mắt nghệ thuật của người làm chuyên môn thiết kế, một đơn vị uy tín sẽ luôn đảm bảo khả năng hoàn thành dự án với chi phí tốt và chất lượng hoàn thiện xuất sắc khi bàn giao cho chủ nhân.
Tùy vào phong cách và ngân sách mà chủ đầu tư sẽ tìm thấy đơn vị thiết kế kiến trúc phù hợp với mình. Và dù với tiêu chí nào, thì một đơn vị có tâm, có tầm sẽ luôn lấy sự tận tâm, trách nhiệm và tinh thần phục vụ tốt nhất làm kim chỉ nam cho hoạt động của mình. Đó mới chính là bảo chứng vàng cho sự hợp tác thành công.
Khi đến với TD architects bạn sẽ được tư vấn từ a đến z quy trình thiết kế nội thất, được thực hiện một cách chặt chẽ và chi tiết để đảm bảo rằng dự án sẽ đạt được kết quả tốt nhất.
Thông thường, quy trình thiết kế nội thất sẽ bao gồm các bước sau: